a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động có nhu cầu học nghề nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình.

- Bước 2: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

- Bước 3: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình gửi Quyết định về việc hỗ trợ học nghề: gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình, 01 bản lưu tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, 01 bản lưu tại Sở Lao động Thương binh Xã hội, 01 bản đến cơ sở dạy nghề, 01 bản đến người lao động.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình.

c) Thành phần hồ sơ:

-  Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu quy định (Mẫu số 18: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội).

- Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Lưu tại Trung tâm)

- Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đông lao động theo mùa vụ hoặc theo một việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội .

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm .

- Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:  Quyết định về việc hỗ trợ học nghề

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị hỗ trợ học nghề (mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người lao động đủ điều kiện đề nghị hỗ trợ học nghề khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

-  Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

-Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP;

- Quyết định số 77/2014/QĐ- TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp thất nghiệp;

leftcenterrightdel
 

 

Mẫu Đề nghị hỗ trợ học nghề: =>de-nghi-ho-tro-hoc-nghe.pdf